Từ trước đến nay Trung Quốc nổi tiếng là một quốc gia phát triển và có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất. Thế nên “Công xưởng lớn của thế giới” chính là biệt danh của nền công nghiệp khổng lồ ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, chắc hẳn có rất ít người biết được lý do vì sao Trung Quốc lại được gọi với cái tên này. Nếu bạn cũng thắc mắc và muốn tìm hiểu thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Bài viết này sẽ giới thiệu đến những lý do gọi Trung Quốc là công xưởng lớn của thế giới. Cùng TCORDER tìm hiểu nhé!
Mục lục nội dung
1. Trung Quốc sở hữu số lượng nhà máy “khủng”
Nền công nghiệp sản xuất của Trung Quốc từ trước đến nay dường như không có đối thủ về độ sâu rộng. Bởi vì đây là nơi tập trung của những nhà máy sản xuất quốc tế lớn nhất thế giới – Đây chính là cốt lõi để hình thành và duy trì vị trí công xưởng thế giới.
Trung Quốc sản xuất tất cả mọi thứ, từ đôi vớ bình thường cho đến sản phẩm công nghệ sinh học tối tân. Tuy chi phí nguyên liệu, nhân công, vật liệu ngày càng tăng nhưng Trung Quốc vẫn luôn giữ vững được khả năng cạnh tranh cao. Để có được điều này là nhờ Trung Quốc có sự kết hợp giữa các cụm sản xuất có cơ sở hạ tầng hiện đại, và các nhà máy luôn được nâng cấp, cải tiến từng ngày.
Số lượng nhà máy sản xuất tại Trung Quốc nằm ở một con số “khủng” mà dường như không có đất nước nào có thể đạt được. Điều này giải thích vì sao hiếm có một đất nước nào trên thế giới cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc.
Có không ít nhà máy tại Trung Quốc khởi nghiệp rồi dần dần trở thành những đối thủ đáng gờm với các công xưởng tại Mỹ, Nhật, Hàn. Và hiện nay, trên thực tế cho thấy rằng có không ít lĩnh vực trọng yếu của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ một cách xuất sắc nhất.
+ Note: Sự thật về hàng gia dụng nội địa Trung Quốc
2. Thường sản xuất hàng với số lượng lớn
Cũng vì sở hữu một số lượng không nhỏ các nhà máy và công xưởng sản xuất, nên Trung Quốc thường sản xuất hoàng hóa với số lượng rất lớn. Bên cạnh đó, hàng hóa Trung Quốc sản xuất không chỉ được tiêu thụ tại thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Đặc biệt, hàng hóa Trung Quốc thường đánh đúng vào nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu. Bởi vì, các mặt hàng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như quần áo, giày dép, trang sức, phụ kiện hay các yếu phẩm, đồ dùng nội thất,… được các nhà sản xuất Trung Quốc luôn chú trọng đẩy mạnh và sản xuất.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng đa dạng hóa các mặt hàng này nên người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn được sản phẩm mà mình ưng ý nhất.
3. Nguồn nhân lực dồi dào
Trung Quốc được biết đến là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới, do đó nguồn nhân công của Trung Quốc khá dồi dào và hoàn toàn không phải lo thiếu nhân lực. Và mấu chốt vấn đề ở đây chính là Trung Quốc dường như đã giải quyết được bài toán nhân công cho thế giới công nghiệp. Đây cũng là một trong những lý do biến Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới”.
Mặt khác, dựa trên một quy mô dân số khổng lồ dẫn đến Trung Quốc là quốc gia có chi phí nhân công rẻ nhất trên thế giới. Từ đó, làm cho rất nhiều doanh nghiệp và xưởng sản xuất có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí, giúp giá thành sản phẩm hạ xuống một cách đáng kể.
+ Note: Thương hiệu mỹ phẩm nội địa Trung được tin dùng
4. Sự cạnh tranh cao
Tại Trung Quốc, cùng một ngành nghề hay lĩnh vực sản xuất có khá nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh với nhau. Thế nên, để có thể duy trì khả năng cạnh tranh, dường như các doanh nghiệp này luôn phải gồng mình chịu gánh nặng tăng giá hàng hóa vật tư đầu vào mà không gánh qua cho người tiêu dùng.
Như ở Việt Nam, nếu hàng hóa chiến lược đầu vào như xăng tăng lên thì sẽ kéo theo sự tăng giá của rất nhiều mặt hàng khác, nhưng đối với Trung Quốc thì không. Đây cũng chính là phương châm của các công xưởng tại Trung Quốc mà không phải quốc giá nào cũng làm được. Chính vì thế, nó cũng là một trong những mấu chốt khiến Trung Quốc trở thành “công xưởng lớn của thế giới”.
5. Chủ động được nguồn nguyên liệu
Chắc hẳn các bạn cũng biết Trung Quốc là quốc gia có thế mạnh về dân số và diện tích phải không nào. Dân số đông, diện tích lớn giúp Trung Quốc có những vùng nguyên liệu khá lớn, nên có thể cung ứng được cho nền sản xuất trong nước. Chính vì thế, Trung Quốc luôn có thể tự chủ động được nguồn nguyên liệu mà hầu như không cần phải nhập khẩu từ các nước khác. Đây là điều mà rất ít quốc gia nào có thể làm được.
+ Note: Đánh giá độ uy tín các shop trên Taobao, Tmall, 1688
6. Sự trợ cấp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của chính phủ
Nhà nước Trung Quốc luôn sẵn sàng khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phát triển. Đồng thời, các ngân hàng ở Trung Quốc cũng luôn sẵn sàng góp vốn và cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vay. Nếu trường hợp các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất không có khả năng chi trả, thì nhà nước sẽ ra tay “cứu trợ” trong bất kỳ mọi trường hợp nào.
Cho đến thời điểm hiện tại, rõ ràng nền công nghiệp sản xuất của Trung Quốc vẫn luôn có sự phát triển nổi bật. Trung Quốc luôn cho thấy sự đổi mới về công nghệ cũng trình độ sản xuất, kỹ thuật ngày càng cao. Đặc biệt, họ luôn chú trọng nhiều hơn trong việc nghiên cứu và phát triển, thế nên khả năng cạnh tranh của quốc gia này ngày một cao hơn. Và một minh chứng rõ ràng đó chính là, nền sản xuất công nghiệp của Trung Quốc luôn đứng vững với cái tên “Công xưởng lớn của thế giới”.
Trên đây là tập hợp những lý do vì sao Trung Quốc thường được gọi với cái tên “Công xưởng lớn của thế giới”. Qua đây, chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào nắm được thông tin rồi phải không nào. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.