A-Z Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Hàng Hóa

Ngày cập nhật mới nhất: 16/01/2025

Thủ tục nhập khẩu hải quan là một quy trình gồm nhiều bước mà doanh nghiệp hoặc cá nhân cần thực hiện để đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 371.36 tỷ USD, với hơn 89% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cho thấy tầm quan trọng của việc nắm vững quy trình này.

Thủ tục hải quan giúp nhà nước kiểm soát thu thuế, bảo vệ an ninh quốc gia, thống kê kim ngạch nhập khẩu. Quy trình này hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đơn vị. Với người tiêu dùng, thủ tục hải quan góp phần ổn định chất lượng và giá cả hàng hóa trên thị trường.

Quy trình thủ tục nhập khẩu hải quan cần tuân theo 10 bước như sau:

  • Xác định loại hàng hóa nhập khẩu.
  • Ký hợp đồng ngoại thương.
  • Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa và theo dõi đóng hàng.
  • Nhận giấy báo hàng đến và đăng ký ktra chuyên ngành.
  • Khai và truyền tờ khai hải quan.
  • Lấy lệnh giao hàng.
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan.
  • Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan.
  • Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản.
  • Lưu trữ hồ sơ và chứng từ.

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cần chú ý xác định rõ loại hàng nhập khẩu, kiểm tra các quy định, thủ tục hải quan phù hợp, khai báo và hợp tác với cơ quan hải quan chính xác…

Để hiểu rõ hơn các bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa chi tiết, tham khảo ngay bài viết sau nhé!

thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa
A-Z quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa

Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Hàng Hóa Là Gì?

Thủ tục hải quan nhập khẩu là toàn bộ các công việc mà người khai hải quan (doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu) và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia.

Đây là các bước cần thiết để đảm bảo hàng hóa từ nước ngoài được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, kiểm tra chất lượng, an toàn,…

Vai Trò Của Thủ Tục Hải Quan Khi Nhập Khẩu Hàng Hóa

Thủ tục hải quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, mang lại những lợi ích thiết thực cho cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng:

Đối với Nhà nước:

  • Thu thuế: Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và các loại thuế, phí khác liên quan đến hàng nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Thủ tục hải quan giúp kiểm soát và thu thuế hiệu quả, ngăn chặn gian lận và thất thu thuế.
  • Bảo vệ an ninh quốc gia: Thủ tục hải quan giúp kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, ngăn chặn xâm nhập các loại hàng hóa cấm, nguy hiểm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, trật tự an ninh xã hội và sức khỏe cộng đồng.
  • Quản lý thống kê: Thu thập số liệu thống kê về kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa, quốc gia nhập khẩu… phục vụ công tác hoạch định chính sách kinh tế, thương mại và quản lý thị trường.

Đối với doanh nghiệp:

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh: Thủ tục hải quan minh bạch, đơn giản hóa giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, thời gian và thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Thủ tục hải quan rõ ràng giúp doanh nghiệp nắm rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong quá trình nhập khẩu, tránh xảy ra tranh chấp với cơ quan hải quan.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp thực hiện tốt thủ tục hải quan sẽ tạo dựng uy tín, thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Đối với người tiêu dùng:

  • Đảm bảo chất lượng hàng hóa: Thủ tục hải quan giúp kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng khỏi những sản phẩm giả mạo, nhái thương hiệu, kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn.
  • Ổn định giá cả thị trường: Việc kiểm soát nhập khẩu giúp cân bằng cung cầu thị trường, góp phần ổn định giá cả hàng hóa, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
A-Z Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Hàng Hóa 7
Vai trò của thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng hóa

Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Hàng Hóa Mới Nhất

Thủ tục hải nhập khẩu hàng hóa gồm 10 bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu

Xác định rõ mặt hàng, mã HS (mã số hàng hóa), nguồn gốc xuất xứ, giá trị, số lượng… Sau đó tiến hành phân loại hàng hóa để xác định xem có cần xin giấy phép nhập khẩu hay không.

Cụ thể như sau:

Loại hàng Yêu cầu
Hàng hóa thương mại thông thường Có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thông thường.
Hàng cấm nhập khẩu Phải dừng hoạt động nhập khẩu, tra cứu các mặt hàng cấm nhập khẩu tại nghị định 187/2013/NĐ – CP.
Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu Phải xin phép trước khi đưa hàng về cảng nếu không dễ phát sinh thêm chi phí lưu kho chờ giấy phép. Hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu được quy định tại nghị định 187/2013/NĐ – CP.
Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy Phải hoàn tất thủ tục công bố hợp quy trước khi đưa hàng về cảng nếu không sẽ mất thêm chi phí lưu kho. Thông tư 28/2012/TT – BKHCN nêu rõ quy trình công bố làm hợp quy cho lô hàng.
Hàng cần kiểm tra chuyên ngành Sau khi đưa hàng về cảng, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu hàng kiểm tra chuyên ngành. Sau khi có kết quả, các thủ tục nhập khẩu tiếp theo mới được tiến hành.

Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương (hợp đồng xuất nhập khẩu) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau, nhằm mục đích mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản. Hợp đồng này có giá trị pháp lý ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm đã cam kết.

Trong suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa thì lúc nào cũng cần hợp đồng ngoại thương trong bộ hồ sơ. Hợp đồng phải đầy đủ thông tin, rõ ràng, chính xác, có giá trị pháp lý, bao gồm các thông tin sau:

  • Thông tin bên mua và bên bán.
  • Mặt hàng, số lượng, trọng lượng, giá trị, quy cách đóng gói…
  • Điều kiện giao hàng, thanh toán.
  • Trách nhiệm của các bên.
  • Giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa và theo dõi đóng hàng

Trước khi nhập hàng, bạn cần yêu cầu đối tác chuẩn bị đẩy đủ chứng từ gồm:

  • Hợp đồng thương mại (Sale contract).
  • Hóa đơn thương mại (Invoice).
  • Phiếu đóng gói (Packing List).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L).
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu có).
  • Giấy chứng nhận chất lượng (nếu có).
  • Chứng thư bảo hiểm (nếu có).

Đồng thời theo dõi quá trình đóng hàng, đảm bảo hàng hóa đúng theo hợp đồng.

Bước 4: Nhận giấy báo hàng đến và đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu hoặc hãng vận chuyển, giấy báo thường được gửi trước 2 ngày khi tàu đến cảng. Nếu hàng hóa thuộc diện kiểm tra thì phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành với cơ quan chức năng.

Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan

Khi nhận được giấy báo hàng đến, tiến hành khai tờ khai hải quan đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa, chứng từ và giá trị CIF tại Tổng Cục Hải Quan hoặc trên hệ thống VNACCS của Cục Hải Quan. Sau khi hoàn thành, gửi tờ khai hải quan để hệ thống kiểm tra. Bạn chỉ được phép tiến hành các bước tiếp theo khi đã có kết quả trả về.

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm bản sao CCCD, bản sao vận đơn, bản gốc vận đơn đã đóng dấu xác nhận, tiền phí đến tại hãng tàu hoặc công ty vận chuyển để nhận lệnh lấy hàng.

Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Dựa theo loại hàng, mã HS code… mà doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thủ tục liên quan để nhận các giấy chứng nhận cần thiết. Nếu không có các chứng nhận liên quan, lô hàng sẽ khó thông quan.

Bộ hồ sơ hải quan gồm có:

  • Giấy giới thiệu.
  • Tờ khai phân luồng.
  • Invoice.
  • Packing list.
  • Bill of lading.
  • Các chứng từ cần thiết khác.

Hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống nếu các chứng từ trong hồ sơ hải quan hợp lệ.

Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Tiến hành nộp thuế sau khi tờ khai hải quan được thông qua:

  • Hàng hóa nhập khẩu: Thuế giá trị gia tăng VAT, thuế nhập khẩu.
  • Hàng hóa có tính đặc thù: Thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Với tờ khai luồng xanh, khi đóng thuế xong thì được in mã vạch, thanh lý và nhận hàng. Với tờ khai luồng vàng, sau đóng thuế phải làm thêm thủ tục mở tờ khai, thanh lý và nhận hàng. Với tờ khai luồng đỏ, tiến hành đóng thuế, mở tờ khai, kiểm tra hàng hóa rồi mới được thanh lý và nhận hàng.

Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản

Người đại diện doanh nghiệp tới phòng thương vụ xuất trình các giấy tờ: Giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan, D/O… và thanh toán các khoản phí cần thiết để nhận phiếu giao nhận (ER). Sau đó tiến hành bốc hàng lên xe và đưa về kho bãi bảo quản.

Bước 10: Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

Lưu trữ các chứng từ, giấy tờ liên quan tới nhập khẩu hàng hóa để đối chiếu trường hợp có phát sinh hoặc khiếu nại.

A-Z Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Hàng Hóa 8
Cần lưu trữ hồ sơ và chứng từ hải quan nhập khẩu hàng hóa

Lưu Ý Gì Khi Làm Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Hàng Hóa?

Khi nhập khẩu hàng hóa, cần xác định loại hàng hóa, kiểm tra quy định, tìm hiểu thủ tục hải quan, khai báo chính xác, hợp tác với hải quan…

  • Xác định rõ loại hàng hóa: Cần xác định chính xác loại hàng hóa, mã HS, nguồn gốc xuất xứ để làm căn cứ cho việc tra cứu thuế phí, quy định kiểm tra chuyên ngành và chuẩn bị hồ sơ hải quan phù hợp.
  • Kiểm tra các quy định: Nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật liên quan đến nhập khẩu hàng hóa như: Luật Hải quan, Nghị định chi tiết Luật Hải quan, Thông tư hướng dẫn của Tổng cục Hải quan… để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
  • Tìm hiểu về thủ tục: Tìm hiểu kỹ về quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa để có thể chủ động trong việc thực hiện các bước cần thiết.
  • Khai báo thông tin chính xác: Cần khai báo thông tin trên tờ khai hải quan một cách chính xác, trung thực và đầy đủ theo quy định.
  • Hợp tác với cơ quan hải quan: Hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan trong quá trình kiểm tra hàng hóa, giải trình hồ sơ và thực hiện các nghĩa vụ thuế phí theo quy định.
  • Giữ gìn hồ sơ: Giữ gìn cẩn thận hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan để có thể tra cứu, đối chiếu khi cần thiết.
  • Bảo quản hàng hóa đúng cách: Bảo quản hàng hóa đúng cách theo quy định để đảm bảo chất lượng và tránh hư hỏng.
  • Lưu ý thời hạn nộp thuế: Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.

Những Câu Hỏi Liên Quan Tới Nhập Khẩu Hàng Hóa

1. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan khoảng bao lâu?

Tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan 2014 quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan khoảng 3 ngày. Trong đó:

  • Thời gian kiểm tra hồ sơ: Chậm nhất là 2 giờ kể từ thời điểm cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành việc kiểm tra hàng hóa thực tế: Chậm nhất 8 giờ kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình hàng hóa cho cơ quan chức năng. Nếu hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm thì thời hạn kiểm tra hàng được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Còn với hàng hóa có số lượng lớn, đa dạng chủng loại, quá trình kiểm tra phức tạp thì thời hạn tối đa không quá hai ngày.

2. Vấn đề nào thường gặp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa?

Có 3 vấn đề thường gặp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu gồm: Hồ sơ sai sót, hàng hóa bị kiểm tra và nợ thuế.

  • Hồ sơ sai sót: Hồ sơ khai báo hải quan thiếu sót hoặc sai sót thông tin, dẫn đến việc bị hải quan yêu cầu bổ sung hoặc trả lại hồ sơ. Cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật hải quan, sử dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử để giảm thiểu sai sót.
  • Hàng hóa bị kiểm tra: Hàng hóa nhập khẩu có thể bị hải quan chọn để kiểm tra thực tế, dẫn đến mất thời gian và chi phí. Nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các chứng từ chứng minh nguồn gốc, chất lượng hàng hóa.
  • Nợ thuế: Doanh nghiệp nhập khẩu chậm nộp hoặc nộp thiếu thuế, phí hải quan, dẫn đến việc bị hải quan truy thu và xử phạt. Bạn cần nộp thuế, phí hải quan đúng hạn theo quy định. Lưu giữ hóa đơn, chứng từ nộp thuế, phí đầy đủ.

3. Hàng hóa nào bị cấm nhập khẩu?

Danh sách hàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam phổ biến bao gồm: ma túy, vũ khí, chất độc hại, ấn phẩm đồi trụy… Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Có thể tự làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc Quốc hay không?

Có thể tự làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa Quốc, tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực thương mại quốc tế, thủ tục hải quan và pháp luật liên quan.

Hoặc, bạn có thể liên hệ với Tia Chớp để được hỗ trợ trọn gói order, làm thủ tục hải quan nhập khẩu và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.

TCORDER - Trọn gói oder và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
TCORDER – Trọn gói oder và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Lý do nên chọn dịch vụ của Tia Chớp:

  • Hỗ trợ đặt nhiều mặt hàng như: quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ cho thú cưng, đồ ăn vặt… trên các sàn thương mại điện tử Trung như Taobao, Tmall, 1688…
  • Thanh toán hộ đơn hàng.
  • Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam nhanh chóng, an toàn, hỗ trợ xử lý các thủ tục thông quan.
  • Liên tục cập nhật các chương trình khuyến mãi, hàng hot, tiềm năng… cho khách tham khảo.
  • Tư vấn khách lựa chọn nguồn hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng, kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng mới theo yêu cầu.
  • Giúp khách xử lý các vấn đề sau mua hàng như đổi trả, yêu cầu hoàn tiền… khi sản phẩm lỗi, kém chất lượng.
  • Đóng gói hàng theo yêu cầu, đặc biệt là với các mặt hàng giá trị cao hoặc hàng dễ vỡ.
  • Giá thành hợp lý.

Liên hệ với Tia Chớp để biết thêm chi tiết nhé!

Các mặt hàng được order nhiều:

Thời trang: Quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện độc lạ.

Điện thoại di động và phụ kiện: Smartphone, tai nghe, bao da, ốp lưng, pin dự phòng.

Thiết bị điện tử: Máy tính bảng, laptop, máy ảnh, máy quay phim, TV, máy chiếu.

Văn phòng phẩm: Sách vở, bút, giấy, bút chì, bút màu.

Thực phẩm và đồ uống: Trà, cà phê, bánh kẹo, ngũ cốc, đồ ăn vặt.

Đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em: đồ dùng cho bé, xe đẩy, đồ chơi xếp hình/lắp ráp, điều khiển từ xa.

Đồ dùng cho thú cưng: vật dụng, quần áo – đồ chơi cho chó mèo.

Đồ thể thao: Quần áo, giày thể thao, vợt cầu lông, bóng bàn, ván/giày trượt, đồ tập yoga, cần câu cá.

Đồ trang trí nhà cửa: Đồ nội thất, rèm cửa, đồ trang trí phòng khách, phòng ngủ.

Thiết bị điện tử gia đình: Máy lọc không khí, quạt điều hòa, máy hút bụi, máy hút ẩm, máy sấy tóc.

Đồ dùng làm vườn: Hạt giống, dụng cụ làm vườn, chậu cây, trang trí khuôn viên.

Sản phẩm handmade: Đồ handmade, quà lưu niệm, đồ trang trí / nguyên vật liệu làm handmade.

Thiết bị an ninh: Camera giám sát, báo động smarthome, khóa cửa thông minh.

Video đồ order xịn đẹp rẻ