Kinh Nghiệm Khởi Nghiệp Cửa Hàng Đồ Điện Tử Thành Công 

Ngày cập nhật mới nhất: 06/01/2025

Cửa hàng đồ điện tử là nơi buôn bán, cung cấp các thiết bị điện tử gia dụng, điện tử công nghiệp, phụ kiện điện tử và các sản phẩm liên quan phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Ngành kinh doanh đồ điện tử được đánh giá là tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân trong bối cảnh công nghệ phát triển.

Theo báo cáo của Statista: “Thị trường đồ điện tử Việt Nam dự kiến đạt 15 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng trung bình kép hàng năm (CAGR) là 7%. Ngành hàng điện tử gia dụng là phân khúc chủ đạo, chiếm hơn 60% tổng doanh thu thị trường.”

Nhu cầu sử dụng đồ gia dụng ngày càng cao và đa dạng, mở ra cơ hội kinh doanh rộng lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi phải hiểu rõ thị trường đồ điện tử, chọn loại mặt hàng kinh doanh phù hợp, từ đó có kế hoạch kinh doanh cụ thể và tìm kiếm nguồn hàng uy tín.

Kinh Nghiệm Khởi Nghiệp Cửa Hàng Đồ Điện Tử Thành Công
Kinh Nghiệm Khởi Nghiệp Cửa Hàng Đồ Điện Tử Thành Công

Mục lục nội dung

Hiểu Rõ Thị Trường Đồ Điện Tử

Thị trường đồ điện tử Việt Nam rất tiềm năng với dự kiến đạt 15 tỷ USD vào năm 2025, tập trung vào các sản phẩm thông minh, kết nối internet và cá nhân hóa trải nghiệm. Để thành công, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường, phân loại khách hàng mục tiêu, nắm bắt hành vi mua sắm và tâm lý người dùng để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Nghiên cứu thị trường đồ điện tử

Theo dự báo của Statista, thị trường đồ điện tử Việt Nam sẽ đạt giá trị 15 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) là 7,2% trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025. 

Có thể thấy, thị trường đồ điện tử vô cùng tiềm năng. Nếu có kế hoạch rõ ràng và tận dụng được các cơ hội sẽ mang lại lợi nhuận cao, thành công trong lĩnh vực.

  • Xu hướng thị trường: Xu hướng thị trường đồ điện tử tập trung nhiều vào các sản phẩm công nghệ thông minh, có kết nối được với internet, có thể theo dõi được sức khỏe, thể chất và mang lại những trải nghiệm hóa cá nhân cho người dùng.
  • Nhu cầu của khách hàng: Khách hàng ngày nay thường mong muốn đến những mặt hàng điện tử chất lượng cao, giá hợp lý, mẫu mã đẹp, tính năng đa dạng được cung cấp bởi các dịch vụ khách hàng tận tâm và chu đáo.  
  • Cạnh tranh trong thị trường: Thị trường đồ điện tử có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu trong và ngoài nước. Một số thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam bao gồm Samsung, LG, Sony, Oppo, Vivo, Apple, Xiaomi,… Chính vì vậy cần có chiến lược cạnh tranh hiệu quả để thu hút khách hàng. Chiến lược cạnh tranh có thể bao gồm phát triển sản phẩm mới, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt,…
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để cung cấp đúng những sản phẩm khách hàng cần
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để cung cấp đúng những sản phẩm khách hàng cần

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu khi kinh doanh đồ điện tử

Bằng cách phân loại khách hàng, nắm bắt hành vi mua sắm và phân tích tâm lý người dùng để có thể xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho cửa hàng đồ điện tử.

  • Phân loại khách hàng

Nhu cầu đồ điện tử của mỗi nhóm khách hàng có sự khác biệt do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích,… Dưới đây là một số phân tích về nhu cầu đồ điện tử của các nhóm khách hàng trẻ, gia đình, văn phòng, khách hàng chơi game, khách hàng yêu thích âm nhạc.

Cụ thể: 

Nhóm khách hàng Đặc điểm Nhu cầu đồ điện tử chính
Khách hàng trẻ (18-35 tuổi) Năng động, am hiểu công nghệ, thích trải nghiệm sản phẩm mới
  • Điện thoại thông minh (mẫu mã đẹp, cấu hình cao, camera tốt)
  • Máy tính xách tay (mỏng nhẹ, hiệu năng mạnh)
  • Tai nghe Bluetooth (âm thanh tốt, thời trang)
  • Đồng hồ thông minh (theo dõi sức khỏe, thông báo)
  • Smart TV (màn hình lớn, hình ảnh sắc nét)
Khách hàng gia đình Quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt gia đình
  • Tivi (kích thước lớn, âm thanh tốt, giá hợp lý)
  • Tủ lạnh (dung tích phù hợp, tiết kiệm điện)
  • Máy giặt (giặt sạch, tiết kiệm nước)
  • Điều hòa (làm mát tốt, tiết kiệm điện, lọc không khí)
  • Lò vi sóng (nấu nướng nhanh chóng)
Khách hàng văn phòng Cần thiết bị hỗ trợ công việc hiệu quả
  • Máy tính xách tay (cấu hình mạnh, bền bỉ)
  • Máy in (in nhanh, chất lượng sắc nét)
  • Máy chiếu (hỗ trợ thuyết trình)
  • Điện thoại thông minh (liên lạc, quản lý công việc
  • Phụ kiện văn phòng (bàn phím, chuột, ổ cứng)
Khách hàng chơi game Quan tâm đến trải nghiệm chơi game
  • Máy tính chơi game (cấu hình cao, card màn hình mạnh)
  • Màn hình chơi game (tốc độ phản hồi nhanh, độ phân giải cao)
  • Bàn phím chơi game (thiết kế ergonomic, nhiều phím chức năng)
  • Chuột chơi game (độ chính xác cao)
  • Tai nghe chơi game (âm thanh sống động)
Khách hàng yêu thích âm nhạc Quan tâm đến chất lượng âm thanh
  • Loa (âm thanh sống động, chi tiết)
  • Amply (khuếch đại âm thanh)
  • Tai nghe (âm thanh hay, cách âm tốt)
  • Máy nghe nhạc (chất lượng âm thanh tốt)
  • Dàn âm thanh mini (nhỏ gọn, tiện lợi)
Đồ điện tử là một mặt hàng vô cùng đa dạng về chức năng, kiểu dáng,...
Đồ điện tử là một mặt hàng vô cùng đa dạng về chức năng, kiểu dáng,…
  • Nắm bắt hành vi mua sắm của khách hàng

Người tiêu dùng có thể mua sắm đồ điện tử dựa trên nhu cầu, các đợt khuyến mãi hay lựa chọn dựa vào các tính năng, thông số kỹ thuật cũng như chế độ bảo hành mà nhà cung cấp mang lại. 

Khi lựa chọn, người tiêu dùng cũng nên lưu ý đến các yếu tố khác như: xuất xứ sản phẩm, thiết kế, màu sắc, … để lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất.. 

  • Phân tích tâm lý khách hàng 

Bằng cách đáp ứng tốt những mong muốn và giải tỏa những lo lắng của khách hàng, các nhà bán lẻ đồ điện tử sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và gia tăng doanh thu.

Thông thường, mong muốn của khách khi mua đồ điện tử là mua sản phẩm chính hãng, phù hợp nhu cầu, có giá hợp lý, được tư vấn đầy đủ đi kèm chế độ bảo hành lâu dài. Họ sẽ lo lắng nếu mua phải hàng giả, hàng nhái, bị chặt chém về giá, chế độ bào hành hạn chế,…

Bằng cách xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và hiểu rõ hành vi mua sắm, tâm lý khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.

Các Loại Mặt Hàng Điện Tử Phổ Biến Hiện Nay

Đồ điện tử rất đa dạng, bao gồm thiết bị di động, thiết bị gia dụng, thiết bị âm thanh, thiết bị máy tính, thiết bị chơi game, camera và thiết bị mạng. Khi kinh doanh đồ điện tử, cần kiến thức sản phẩm, chính sách bảo hành, vốn đầu tư phù hợp, khả năng cạnh tranh và thích nghi với xu hướng thị trường.

  • Đồ điện tử bao gồm những mặt hàng nào? 

Đồ điện tử là một trong những mặt hàng vô cùng đa dạng, bao gồm các thiết bị di động, thiết bị điện tử điện tử, âm thanh, máy tính, camera, thiết bị mạng và vô số các thiết bị dùng điện khác. 

Loại thiết bị Các mặt hàng cụ thể
Thiết bị di động
  • Điện thoại thông minh
  • Máy tính bảng
  • Đồng hồ thông minh
Thiết bị điện tử gia dụng
  • Tivi
  • Tủ lạnh
  • Máy giặt
  • Máy điều hòa không khí
  • Lò vi sóng
  • Nồi cơm điện
  • Máy lọc không khí
  • Máy sấy tóc
  • Máy hút bụi
  • Máy khử trùng
  • Máy pha cà phê
  • Máy nướng bánh mì
  • Máy xay sinh tố
  • Bếp từ
  • Bếp điện
  • Máy sấy quần áo
  • Bình nóng lạnh
  • Quạt điện
  • Máy nước nóng lạnh
Thiết bị âm thanh
  • Loa
  • Tai nghe
  • Thanh âm thanh (Soundbar)
Thiết bị máy tính
  • Máy tính xách tay (Laptop)
  • Máy tính để bàn (Desktop)
  • Máy in
  • Máy quét (Scanner)
Thiết bị chơi game
  • Máy chơi game (Console)
  • Tay cầm chơi game (Gamepad/Controller)
  • Thiết bị thực tế ảo (VR)
Thiết bị camera
  • Máy ảnh (Camera)
  • Máy quay phim (Camcorder)
  • Webcam
Thiết bị mạng
  • Bộ định tuyến (Router)
  • Modem
  • Bộ thu phát Wifi (Wifi Repeater/Extender/Access Point)
  • Làm thế nào để chọn mặt hàng đồ điện tử kinh doanh phù hợp?

Khi xác định kinh doanh đồ điện tử nên xem xét kiến thức và kinh nghiệm của bản thân về sản phẩm có chắc chắn và đa dạng hay không, tìm hiểu về chính sách bảo hành – đổi trả của nhà sản xuất để cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích.

Bên cạnh đó, nên kinh doanh những mặt hàng phù hợp với vốn đầu tư, có khả năng cạnh tranh cao và có thể tạo ra sự khác biệt cho cửa hàng của bạn để thu hút khách hàng. 

Quá trình kinh doanh nên chọn ra những mặt hàng hợp xu hướng, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thị trường.
Quá trình kinh doanh nên chọn ra những mặt hàng hợp xu hướng, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thị trường.

Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đồ Điện Tử Chi Tiết 

Bằng cách xác định mục tiêu, lập kế hoạch marketing, dự trù chi phí và xác định nguồn vốn kinh doanh sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch chi tiết, giúp quá trình kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Xác định mục tiêu kinh doanh 

Để kinh doanh mặt hàng đồ điện tử thành công nên đặt ra mục tiêu SMART:

  • Cụ thể (Specific): Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
  • Đo lường được (Measurable): Mục tiêu phải có thể đo lường được bằng các chỉ số cụ thể.
  • Có thể đạt được (Achievable): Mục tiêu phải có thể đạt được với nguồn lực và khả năng của bạn.
  • Liên quan (Relevant): Mục tiêu phải phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của bạn.
  • Có thời hạn (Time-bound): Mục tiêu phải có thời hạn cụ thể để hoàn thành.

Nên chia nhỏ mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ để dễ dàng quản lý và không bị nản, từng mục tiêu sau khi hoàn thành cần phải được đánh giá định ký và điều chỉnh nếu không phù hợp với tình hình hiện tại.

 Xác định nguồn vốn kinh doanh 

Để biến ước mơ kinh doanh đồ điện tử thành hiện thực, bạn cần nguồn vốn vững chắc. Cần huy động vốn đa dạng, phù hợp với từng điều kiện và mục tiêu như vay mượn từ người thân, vay ngân hàng, tham gia các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư. 

Cần phân tích nhu cầu vốn, khả năng tài chính, mục tiêu kinh doanh và đánh giá ưu nhược điểm của từng nguồn vốn để lựa chọn cho mình nguồn vốn phù hợp, không gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh. 

Xem xét nguồn vốn để khởi nghiệp và duy trì kinh doanh
Xem xét nguồn vốn để khởi nghiệp và duy trì kinh doanh

Dự trù chi phí

Để bắt đầu kinh doanh, việc dự trù chi phí là vô cùng quan trọng, bao gồm cả chi phí cho mô hình kinh doanh online, offline hay kết hợp cả hai. Dưới đây là chi tiết về các khoản chi phí cần thiết cho từng mô hình:

  • Mô hình cửa hàng bán lẻ sẽ phải dự trù các chi phí mặt bằng, tiền trả nhân viên, tiền lấy hàng hóa, chi phí marketing,…
  • Mô hình cửa hàng online thường mất các loại phí dành cho nền tảng thương mại điện tử, quảng cáo marketing online, vận chuyển hàng hóa.
  • Mô hình kết hợp thường bao gồm tất cả các chi phí mà 2 mô hình kia phải dự trù. 

Lựa chọn hình thức kinh doanh đồ điện tử phù hợp

Có ba hình thức kinh doanh đồ điện tử chính: offline (cần vốn lớn, trải nghiệm tốt), online (vốn thấp, tiếp cận rộng) và kết hợp (tối ưu lợi thế cả hai). Dù chọn hình thức nào, việc hiểu thị trường, lập kế hoạch, tìm nguồn hàng tốt là yếu tố then chốt để thành công.

  • Kinh doanh offline

Kinh doanh theo mô hình offline là một trong những chiến lược được nhiều chủ cửa hàng đồ điện tử lựa chọn. Tuy nhiên, kinh doanh offline đòi hỏi người bán phải có mặt bằng, chi phí thuê nhân công, nguồn vốn để duy trì việc kinh doanh là khá lớn. 

Khách hàng sẽ rất an tâm khi được nhìn tận mắt, sờ tận tay các mặt hàng điện tử ngay tại cửa hàng cũng như có thể đem đến cửa chữa – bảo hành bất cứ lúc nào khi xảy ra hư hỏng. 

  • Kinh doanh online

Với thời đại bùng nổ của công nghệ số, kinh doanh đồ điện tử online trên các nền tảng xã hội như Facebook, Tik Tok, Zalo,… hay các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,… là “vùng đất màu mỡ” mà những người mới khởi nghiệp nên nắm bắt cơ hội.

Hình thức này có vốn đầu tư thấp, chi phí vận hành không cao nhưng có mức độ tiếp cận thị trường rộng, dễ dàng tạo lợi nhuận lớn nếu biết chọn nguồn hàng, có chiến lược marketing cũng như trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng.

  • Kinh doanh kết hợp

Kinh doanh kết hợp online và offline (O2O) là mô hình kinh doanh kết hợp các kênh bán hàng trực tuyến (online) với các kênh bán hàng truyền thống (offline) nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm đa kênh, tiện lợi và hiệu quả hơn.

Người mới khởi nghiệp có thể lựa chọn kinh doanh đồ điện tử mới hoặc đồ điện tử cũ (secondhand) để giảm bớt vốn đầu tư, thu hút phân khúc khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sắm tiết kiệm. 

Như vậy, dù mở cửa hàng kinh doanh đồ điện tử hay kinh doanh online, nếu hiểu rõ được thị trường, xây dựng kế hoạch chu đáo, tìm kiếm nguồn hàng giá tốt và lựa chọn đúng hình thức kinh doanh đã có thể giúp bạn tạo nền móng vững chắc cho con đường đi đến thành công.

Lập kế hoạch marketing

Việc xây dựng một kế hoạch marketing hiệu quả sẽ giúp bạn thu hút khách hàng, tăng doanh thu và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Các bước để lập kế hoạch marketing hiệu quả:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu marketing.
  • Bước 2: Xác định thông điệp marketing.
  • Bước 3: Xác định kênh marketing.
    • Các kênh marketing có thể bao gồm:
      • Quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads, …).
      • Quảng cáo truyền thống (TV, radio, báo chí, …).
      • Marketing nội dung (bài viết blog, infographic, video, …).
      • Marketing qua mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, …).
      • Email marketing.
      • Marketing quan hệ công chúng (PR).
  • Lựa chọn các kênh marketing phù hợp với ngân sách và mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Phát triển chiến dịch marketing.
  • Bước 5: Đo lường và đánh giá hiệu quả.
Lập website bán hàng đồ điện tử cũng là một trong những chiến lược marketing hiệu quả thời đại 4.0
Lập website bán hàng đồ điện tử cũng là một trong những chiến lược marketing hiệu quả thời đại 4.0

Tìm Kiếm Nguồn Hàng Đồ Điện Tử Uy Tín

Có khá nhiều nguồn hàng đồ điện tử mà người mới khởi nghiệp có thể tham khảo như làm đại lý phân phối cho thương hiệu, lấy hàng từ các chợ đầu mối, nhập hàng từ các nhà phân phối, nhập hàng từ nước ngoài và nhập hàng từ các trang TMĐT Trung Quốc. 

Làm đại lý phân phối cho các thương hiệu

Trở thành đại lý phân phối cho các thương hiệu là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn với nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư đúng đắn. Những cơ hội khi làm đại lý phân phối cho các thương hiệu: 

  • Tiềm năng thị trường lớn: Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, đặc biệt là đối với các sản phẩm có thương hiệu uy tín. 
  • Lợi nhuận hấp dẫn: Lợi nhuận từ việc phân phối sản phẩm thương hiệu có thể khá cao, tùy thuộc vào thương hiệu, sản phẩm và chính sách của nhà cung cấp.
  • Hỗ trợ từ nhà cung cấp: Các nhà cung cấp thường có nhiều chương trình hỗ trợ cho đại lý phân phối như hỗ trợ marketing, đào tạo nhân viên, cung cấp tài liệu quảng cáo,…
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Việc trở thành đại lý phân phối cho các thương hiệu uy tín sẽ giúp bạn nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên để trở thành đại lý phân phối cho các thương hiệu uy tín, bạn cần có nguồn vốn đầu tư lớn, đáp ứng một số yêu cầu về năng lực và đi kèm một vài rủi ro nếu vi phạm quy định.

Lấy hàng từ các chợ đầu mối, khu chuyên cung cấp hàng điện tử

Chợ đầu mối là địa điểm được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn vì nguồn hàng đa dạng nhiều mẫu mã, giá cả thấp. Tuy nhiên, khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có bảo hành chính hãng nên khiến người mua phải dè chừng khi lựa chọn. 

Khi lựa chọn nguồn hàng từ chợ đầu mối, bạn cần tham khảo nhiều ý kiến, cân nhắc kỹ càng để tìm ra được nhà bán hàng uy tín.

Nhập hàng từ nhà phân phối

Nhập hàng trực tiếp từ công ty là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp muốn hướng đến tệp khách hàng cao cấp, đề cao chất lượng và thương hiệu. 

Ưu điểm:

  • Uy tín thương hiệu: Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm cao cấp, chính hãng.
  • Dịch vụ hậu mãi tốt: Nhận bảo hành chính hãng từ công ty, tạo sự an tâm cho khách hàng.
  • Mẫu mã độc đáo: Tiếp cận sản phẩm mới nhất, đa dạng theo phân khúc thương hiệu.

Nhược điểm:

  • Hạn chế mẫu mã: Lựa chọn sản phẩm theo danh mục của công ty, ít linh hoạt so với chợ đầu mối.
  • Giá nhập cao: Chi phí nhập đầu vào cao hơn do chính sách giá của công ty.

Lựa chọn nguồn hàng này cần cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng tài chính, chiến lược marketing và nguồn cung hàng hóa để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Nhập hàng từ nước ngoài

Nhập khẩu đồ điện tử từ các thị trường quốc tế mở ra cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh. Ưu điểm của nhập hàng điện tử từ nước ngoài:

  • Đa dạng hóa sản phẩm: Tiếp cận các thương hiệu và mẫu mã độc đáo từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu,.. hoặc các hàng nội địa
  • Nâng tầm thương hiệu: Mang đến cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm cao cấp, uy tín.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng, thu hút khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, quy định nhập khẩu, thủ tục hải quan cũng như lập kế hoạch chi tiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. 

Nhập hàng trên các sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Nhập hàng điện tử từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc như Taobao, 1688, Tmall đang ngày càng phổ biến, là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng đi kèm với những thách thức nhất định. Ưu điểm khi nhập hàng tại các sàn TMĐT Trung Quốc: 

  • Nguồn hàng đa dạng: Sàn thương mại điện tử Trung Quốc cung cấp vô số sản phẩm điện tử từ các thương hiệu uy tín và giá cả phải chăng.
  • Giá cả cạnh tranh: Nhập hàng trực tiếp từ Trung Quốc giúp bạn tiết kiệm chi phí so với mua qua các đại lý trung gian.
  • Tiềm năng lợi nhuận cao: Thị trường đồ điện tử Việt Nam có nhu cầu lớn, tạo cơ hội sinh lời hấp dẫn cho các nhà nhập khẩu.

Nhập hàng trên các sàn TMĐT thường gặp phải các rào cản về ngôn ngữ, thanh toán và vận chuyển nếu không có nhiều kinh nghiệm, am hiểu ngôn ngữ Trung. Nếu mới bắt đầu tìm hiểu và nhập thử nguồn hàng hàng này kinh doanh thì tốt hơn hết nên thông qua các đơn vị order và vận chuyển hàng hộ uy tín.

Hãy trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo thành công trong lĩnh vực này. Nắm vững những lưu ý và lời khuyên trên sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và tránh những rủi ro không đáng có.

Những Câu Hỏi Phổ Biến Kinh Doanh Đồ Điện Tử

Làm thế nào để kinh đồ điện tử online hiệu quả? 

Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, lựa chọn nguồn hàng chất lượng, đặt tên shop online ý nghĩa, xây dựng kho chứa hàng – chụp hình – livestream phù hợp và chọn các trang web chất lượng, fanpage, zalo, instagram… để bắt đầu là những cách để kinh doanh đồ điện tử online hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm những kinh nghiệm kinh doanh online qua bài viết: Để kinh doanh online bạn cần chuẩn bị những gì?

Quản lý hàng hóa điện tử bao gồm các bước nào?

Quản lý hàng hóa gồm nhập hàng, kiểm kho và bảo quản hàng hóa. 

  • Nhập hàng: Lựa chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng. Lập kế hoạch nhập hàng phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng bán hàng của shop.
  • Kiểm kho: Thường xuyên kiểm kho để đảm bảo số lượng hàng hóa chính xác. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp thiếu hụt hoặc tồn kho.
  • Bảo quản hàng hóa: Bảo quản hàng hóa đúng cách để tránh hư hỏng, ẩm mốc.

Thủ tục pháp lý cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh đồ điện tử là gì?

Các thủ tục pháp lý cần thiết bao gồm:

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.
  • Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu kinh doanh thiết bị điện tử gia dụng).
  • Xin Giấy phép nhập khẩu (nếu kinh doanh hàng nhập khẩu).

Những rủi ro thường gặp trong kinh doanh đồ điện tử là gì?

Ngoài tính cạnh tranh, các rủi ro thường gặp bao gồm:

  • Biến động giá cả linh kiện: Giá linh kiện điện tử có thể biến động mạnh theo tình hình thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm.
  • Hàng giả, hàng nhái: Thị trường có nhiều hàng giả, hàng nhái chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng.
  • Sự lỗi thời nhanh chóng của sản phẩm: Các sản phẩm điện tử thường có vòng đời ngắn, đòi hỏi doanh nghiệp cập nhật sản phẩm mới liên tục.
  • Quản lý hàng tồn kho: Quản lý hàng tồn kho không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng hàng ế ẩm, mất vốn.

Mẹo tìm nguồn hàng điện tử chất lượng an toàn trên Alibaba?

Kiểm tra xếp hạng, đánh giá, xác minh thông tin nhà cung cấp, so sánh giá cả, giao tiếp với nhà cung cấp tiềm năng,.. là những mẹo để tìm nguồn hàng chất lượng an toàn trên Alibaba. Cụ thể: 

  • Kiểm tra xếp hạng và đánh giá của người bán: Đọc xếp hạng và đánh giá của người bán từ những khách hàng khác để đánh giá danh tiếng và độ tin cậy của họ.
  • Xác minh thông tin nhà cung cấp: Xác minh đăng ký công ty, địa chỉ và thông tin liên hệ của nhà cung cấp để đảm bảo họ là một doanh nghiệp hợp pháp.
  • So sánh giá cả và thông số kỹ thuật sản phẩm: So sánh giá cả và thông số kỹ thuật sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau để tìm được ưu đãi tốt nhất và sản phẩm chất lượng.
  • Giao tiếp với các nhà cung cấp tiềm năng: Giao tiếp với các nhà cung cấp tiềm năng để đặt câu hỏi, làm rõ chi tiết sản phẩm và thương lượng giá cả.

Hàng điện tử, công nghệ Quảng Châu có tốt không?

Hàng công nghệ Trung Quốc chính hãng có chất lượng rất tốt vì trình độ công nghệ ở đất nước này đã phát triển lên một bậc rất cao mà ít nơi nào sánh được. Rất nhiều các tập đoàn công nghệ lớn như Apple đã chọn Trung Quốc là nơi sản xuất các sản phẩm công nghệ chủ lực của mình.

Tuy nhiên, bởi vì số lượng hàng hóa quá lớn và công nghệ làm nhái quá tinh vi nên Trung Quốc, mà nhất là Quảng Châu trở thành thị trường “thượng vàng hạ cám”, sản phẩm thật giả lẫn lộn. Nếu không có kinh nghiệm hoặc người quen dẫn đường bạn sẽ dễ mua phải mặt hàng kém chất lượng.

Đơn vị nào chuyên order – vận chuyển hàng điện tử Trung Quốc về Việt Nam uy tín?

Tia Chớp tự hào là đơn vị chuyên nghiệp và uy tín trong lĩnh vực order và vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi mang đến cho khách hàng dịch vụ trọn gói, nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn.

TCORDER - dịch vụ trọn gói order, vận chuyển chuyên nghiệp, giá tốt
TCORDER – dịch vụ trọn gói order, vận chuyển chuyên nghiệp, giá tốt

Lý do nên lựa chọn Tia Chớp:

  • Hỗ trợ toàn diện từ tìm kiếm sản phẩm, thương lượng giá cả, thanh toán, đặt hàng đến vận chuyển tận nơi.
  • Chi phí cạnh tranh, cập nhật thường xuyên ưu đãi, áp tỷ giá mới nhất, phí dịch vụ và vận chuyển hợp lý.
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ 24/7.
  • Cam kết giao hàng nhanh chóng, đảm bảo an toàn.
  • Chính sách hậu mãi linh hoạt, hỗ trợ khiếu nại, đổi trả nếu sản phẩm không đúng mô tả.
  • Phục vụ nhu cầu tự order của khách hàng, hỗ trợ chuyển tiền nội địa, nạp tiền Alipay. 

Đến với Tia Chớp, khách hàng nhận được hàng hóa đảm bảo đúng chất lượng trước khi vận chuyển về Việt Nam, giảm thiểu rủi ro cho đơn hàng lớn với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa. Tia Chớp sẵn sàng bồi thường cho các đơn hàng có sai sót từ phía công ty. 

Hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích khi kinh doanh. Chúc bạn sớm khởi nghiệp cửa hàng đồ điện tử thành công nhé. 

Các mặt hàng được order nhiều:

Thời trang: Quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện độc lạ.

Điện thoại di động và phụ kiện: Smartphone, tai nghe, bao da, ốp lưng, pin dự phòng.

Thiết bị điện tử: Máy tính bảng, laptop, máy ảnh, máy quay phim, TV, máy chiếu.

Văn phòng phẩm: Sách vở, bút, giấy, bút chì, bút màu.

Thực phẩm và đồ uống: Trà, cà phê, bánh kẹo, ngũ cốc, đồ ăn vặt.

Đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em: đồ dùng cho bé, xe đẩy, đồ chơi xếp hình/lắp ráp, điều khiển từ xa.

Đồ dùng cho thú cưng: vật dụng, quần áo – đồ chơi cho chó mèo.

Đồ thể thao: Quần áo, giày thể thao, vợt cầu lông, bóng bàn, ván/giày trượt, đồ tập yoga, cần câu cá.

Đồ trang trí nhà cửa: Đồ nội thất, rèm cửa, đồ trang trí phòng khách, phòng ngủ.

Thiết bị điện tử gia đình: Máy lọc không khí, quạt điều hòa, máy hút bụi, máy hút ẩm, máy sấy tóc.

Đồ dùng làm vườn: Hạt giống, dụng cụ làm vườn, chậu cây, trang trí khuôn viên.

Sản phẩm handmade: Đồ handmade, quà lưu niệm, đồ trang trí / nguyên vật liệu làm handmade.

Thiết bị an ninh: Camera giám sát, báo động smarthome, khóa cửa thông minh.

Video đồ order xịn đẹp rẻ