Shop quần áo là một cửa hàng bán lẻ chuyên cung cấp các mặt hàng trang phục, phụ kiện thời trang cho khách hàng. Shop quần áo có thể được mở ra bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp, với quy mô lớn nhỏ đa dạng, từ cửa hàng nhỏ trên phố đến trung tâm thương mại hiện đại.
Báo cáo “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2023” của OECD: “Chi tiêu của người dân Việt Nam cho hàng may mặc và giày dép chiếm khoảng 8% tổng chi tiêu hộ gia đình. Con số này đang có xu hướng tăng do nhu cầu về thời trang ngày càng cao.”. Do đó, kinh doanh quần áo là thị trường đầy tiềm năng, doanh thu cao cho những ai có ý định khởi nghiệp.
6 kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu bạn cần nắm vững gồm:
- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu khách hàng mục tiêu, khảo sát về tình hình các shop đang hoạt động, phân tích xu hướng thị trường.
- Lập kế hoạch kinh doanh: Lên các kế hoạch tài chính, kế hoạch nhập hàng, kế hoạch quản lý, kế hoạch marketing và bán hàng.
- Tìm kiếm nguồn hàng quần áo: Cân nhắc nhập hàng tại các sàn TMĐT Trung, sàn TMĐT Việt, sang Trung Quốc đánh hàng, chợ đầu mối hay đặt hàng tại các doanh nghiệp/ xưởng sản xuất.
- Chuẩn bị mặt bằng: Lựa chọn địa điểm, sắp xếp bố cục cửa hàng, thiết kế nội thất, lắp đặt hệ thống điều hòa và thông gió…
- Marketing và bán hàng: Triển khai hoạt động marketing, triển khai hoạt động bán hàng.
- Quản lý shop: Quản lý hàng hóa, giá cả, nhân viên, tài chính và chăm sóc khách hàng.
Để hiểu rõ hơn, tham khảo chi tiết bài viết kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
- Nghiên Cứu Thị Trường Quần Áo
- Lập Kế Hoạch Kinh Doanh
- Tìm Kiếm Nguồn Hàng Quần Áo
- Chuẩn Bị Mặt Bằng
- Marketing Và Bán Hàng
- Quản Lý Shop Quần Áo
- Những Câu Hỏi Liên Quan Tới Kinh Nghiệm Mở Shop Quần Áo Cho Người Mới Bắt Đầu
- Mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không?
- Làm thế nào để quản lý hiệu quả quần áo tồn kho của cửa hàng?
- Làm thế nào để kinh doanh quần áo online hiệu quả?
- Có những vấn đề nào thường phát sinh khi kinh doanh quần áo?
- Không có địa chỉ nhận hàng ở Trung Quốc thì có nên nhập hàng quần áo trên sàn TMĐT Trung?
- Nên chọn đơn vị nào order và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam?
Nghiên Cứu Thị Trường Quần Áo
Nghiên cứu thị trường gồm các bước quan trọng như: xác định khách hàng mục tiêu, khảo sát về tình hình các shop đang hoạt động và phân tích xu hướng thị trường.
Công việc này giúp bạn có được những thông tin giá trị về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh quần áo sáng suốt.
Các bước tiến hành:
- Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu: Nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp…), nhu cầu (mua sắm gì, ở đâu, giá cả bao nhiêu…), sở thích (phong cách thời trang, xu hướng yêu thích…).
- Khảo sát thị trường để tìm hiểu về các shop quần áo đang hoạt động trong khu vực: Số lượng shop quần áo đang hoạt động, sản phẩm, giá cả, dịch vụ, điểm mạnh, điểm yếu của các shop khác.
- Phân tích xu hướng thị trường: Xu hướng thời trang hiện tại và tương lai; nhu cầu của khách hàng theo mùa, dịp lễ; ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội.
Chủ shop có thể nghiên cứu thị trường bằng phương pháp nghiên cứu sơ cấp (Phỏng vấn, phát phiếu khảo sát) hoặc nghiên cứu thứ cấp (thu thập dữ liệu, phân tích). Một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu hiệu quả gồm Google Trends, Facebook Audience Insights, Social Mention, SurveyMonkey, Google Analytics…
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh
Kế hoạch kinh doanh bao gồm kế hoạch tài chính, kế hoạch nhập hàng, kế hoạch quản lý, kế hoạch marketing và bán hàng. Một kế hoạch chi tiết, khoa học giúp bạn xác định rõ mục tiêu, chiến lược và các hoạt động cụ thể để vận hành shop quần áo. Cụ thể như sau:
- Kế hoạch tài chính: Xác định số vốn cần thiết cho việc mở shop, bao gồm chi phí thuê mặt bằng, nhập hàng, trang trí shop, quảng cáo; dự báo doanh thu hằng năm; lập điểm hòa vốn và dự báo lợi nhuận.
- Kế hoạch nhập hàng: Lựa chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý. Xác định số lượng hàng cần nhập cho mỗi đợt, tần suất nhập hàng.
- Kế hoạch quản lý: Kế hoạch quản lý hàng hóa (cách thức nhập hàng, quản lý kho, chính sách đổi trả), kế hoạch quản lý nhân sự (tuyển dụng, đào tạo và quản lý), kế hoạch quản lý rủi ro (xác định rủi ro tiềm ẩn và kế hoạch phòng ngừa)
- Lập kế hoạch marketing: Xác định mục tiêu và các kênh marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu như mạng xã hội, website, email marketing, tờ rơi, biển quảng cáo… Sau đó lập kế hoạch marketing chi tiết gồm các hoạt động, kinh phí, lịch trình thực hiện.
- Lập kế hoạch bán hàng: Xác định giá bán sản phẩm, chính sách chiết khấu, khuyến mãi…
Kế hoạch kinh doanh cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế.
Tìm Kiếm Nguồn Hàng Quần Áo
Nếu mới bắt đầu kinh doanh, có thể tham khảo 5 nguồn hàng sau: Sàn TMĐT Trung, sàn TMĐT Việt, sang Trung Quốc đánh hàng, chợ đầu mối, doanh nghiệp/ xưởng sản xuất.
Nhập hàng trên sàn TMĐT Trung có ưu nhược điểm gì?
Với sàn TMĐT Trung, bạn dễ dàng nhập hàng nội địa Trung mà không cần tốn thời gian, tiền bạc sang Trung Quốc đánh hàng. Nguồn hàng này đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, thường xuyên cập nhật theo xu hướng thị trường, giá thành rẻ, dễ so sánh giữa các nhà cung cấp.
Một số sàn TMĐT Trung nổi bật gồm Tmall.com, Taobao.com, 1688.com, Pinduoduo, Little Red Book (Xiaohongshu)…
Nhập hàng trên sàn TMĐT Việt có ưu nhược điểm gì?
Sàn TMĐT Việt có giao diện tiếng Việt, vận chuyển nội địa nên dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn, đặt hàng và đổi trả.
Tuy nhiên, xét về độ phong phú sản phẩm thì sàn TMĐT Việt chưa thể sánh bằng các sàn TMĐT Trung. Hơn nữa, sàn TMĐT Việt chủ yếu phục vụ khách lẻ nên chỉ phù hợp với người mới bắt đầu kinh doanh cần sản phẩm mẫu để đo lường tiềm năng thị trường. Những cái tên sàn TMĐT nổi bật hiện nay gồm có Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop…
Đánh hàng Trung Quốc có ưu nhược điểm gì?
Tương tự như sàn TMĐT Trung, đánh hàng Trung Quốc trực tiếp giúp bạn sở hữu nguồn cung dồi dào, hàng hóa đa dạng, cập nhật xu hướng thường xuyên và giá thành rẻ.
Tuy nhiên, phương thức này gây nhiều khó khăn cho những người mới bắt đầu kinh doanh như rào cản ngôn ngữ, thời gian và chi phí đi lại, thông quan hàng hóa…
Tham khảo các địa điểm đánh hàng Trung Quốc nổi bật như Quảng Châu, Thâm Quyến, Hàng Châu, Phật Sơn… nếu có nhu cầu.
Nhập hàng tại chợ đầu mối Việt Nam có ưu nhược điểm gì?
Chợ đầu mối sở hữu nguồn hàng đa dạng, giá thành rẻ, dễ dàng đối chiếu thông tin giữa các gian hàng và tiết kiệm chi phí đi lại. Tuy nhiên nguồn hàng này khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, mất trộm, mua hớ giá cao… nếu không có kinh nghiệm mua bán.
Tham khảo một số nguồn hàng thời trang tại các chợ đầu mối tại Việt Nam: Chờ đầu mối Tân Bình, Chợ An Đông, Chợ Hạnh Thông Tây, Chợ Phạm Văn Hai (TP. Hồ Chí Minh), chợ đầu mối Bắc Ninh, chợ đầu mối Yên Sở (Hà Nội)..
Nguồn hàng doanh nghiệp/ xưởng may có ưu nhược điểm gì?
Nguồn hàng quần áo từ doanh nghiệp/ xưởng may được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, khả năng sản xuất mẫu theo yêu cầu, dễ dàng hợp tác, tạo mối quan hệ lâu dài. Chưa kể các đơn vị này thường có nhiều chính sách ưu đãi về giá, hỗ trợ đổi trả tốt. Tuy nhiên, muốn đặt may quần áo tại đây bạn phải tuân thủ số lượng đặt hàng tối thiểu.
Một số doanh nghiệp/ xưởng may quần áo uy tín gồm: Xưởng may DONY, xưởng may gia công Vaxy…
Chuẩn Bị Mặt Bằng
Các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị mặt bằng gồm có: lựa chọn địa điểm, sắp xếp bố cục cửa hàng, thiết kế nội thất, lắp đặt hệ thống điều hòa và thông gió, bố trí khu vực thử đồ, lắp đặt hệ thống âm thanh, đảm bảo an ninh và an toàn, tuân thủ các quy định pháp lý.
Chuẩn bị mặt bằng tốt giúp tạo nên không gian bán hàng chuyên nghiệp, hấp dẫn và gây ấn tượng với khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ bước vào cửa hàng.
Hướng dẫn chuẩn bị mặt bằng chi tiết:
- Lựa chọn địa điểm: Hãy lựa chọn vị trí đặt cửa hàng ở nơi đông đúc, dễ tiếp cận và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Các vị trí gần khu thương mại, trung tâm mua sắm hoặc khu dân cư đông đúc sẽ giúp thu hút lượng khách hàng lớn hơn.
- Sắp xếp bố cục hợp lý: Sắp xếp bố cục cửa hàng một cách khoa học và hợp lý để tạo ra không gian rộng rãi, thoáng mát và dễ di chuyển cho khách hàng. Các khu vực trưng bày hàng hóa, thử đồ, quầy thu ngân và khu vực làm việc nhân viên nên được bố trí một cách logic.
- Thiết kế nội thất phù hợp: Thiết kế nội thất phù hợp với phong cách và đối tượng khách hàng của cửa hàng. Sử dụng các giá trưng bày, gương thử đồ, đèn chiếu sáng và trang trí nội thất phù hợp để tạo nên không gian bán hàng hấp dẫn và thân thiện.
- Lắp đặt hệ thống điều hòa và thông gió: Hệ thống điều hòa và thông gió tốt sẽ giúp duy trì nhiệt độ và không khí trong cửa hàng luôn thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi mua sắm.
- Bố trí khu vực thử đồ: Khu vực thử đồ rộng rãi, riêng tư và thoải mái sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và thử sản phẩm một cách thuận tiện.
- Lắp đặt hệ thống âm thanh: Hệ thống âm thanh nhẹ nhàng, phù hợp sẽ tạo không khí thư giãn và thân thiện cho cửa hàng, làm tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
- Đảm bảo an ninh và an toàn: Lắp đặt hệ thống camera giám sát, chuông báo động và các biện pháp an ninh khác để bảo vệ cửa hàng và đảm bảo an toàn cho nhân viên, khách hàng.
- Tuân thủ các quy định pháp lý: Đảm bảo cửa hàng tuân thủ các quy định pháp lý về phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và giấy phép kinh doanh.
Marketing Và Bán Hàng
Marketing và bán hàng là hai hoạt động vô cùng quan trọng đóng góp vào thành công của shop quần áo. Để thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, bạn cần xây dựng chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả.
Làm thế nào để marketing cửa hàng quần áo hiệu quả?
Bằng cách áp dụng các chiến lược như xây dựng cá tính thương hiệu; quảng cáo trên mạng xã hội, trực tuyến, qua email; tổ chức sự kiện và khuyến mãi… cửa hàng quần áo sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận và giữ chân khách hàng.
Nên kết hợp nhiều chiến lược khác nhau, phân tích và điều chỉnh lại chiến lược marketing phù hợp theo từng giai đoạn để đạt được hiệu quả quảng bá tốt nhất.
- Xây dựng thương hiệu: Tạo một thương hiệu riêng biệt với tên gọi, logo và phong cách thiết kế đặc trưng sẽ giúp cửa hàng nổi bật và dễ dàng được nhận diện bởi khách hàng. Hãy truyền tải rõ ràng thông điệp và giá trị thương hiệu qua các hoạt động marketing.
- Tận dụng mạng xã hội: Mạng xã hội là một công cụ marketing hiệu quả và chi phí thấp. Tạo các trang, nhóm trên Facebook, Instagram, Tik Tok và các nền tảng khác để giới thiệu sản phẩm, chia sẻ tin tức và tương tác với khách hàng.
- Quảng cáo trực tuyến: Đầu tư vào quảng cáo trực tuyến trên Google, Facebook hoặc các trang web thương mại điện tử sẽ giúp thu hút lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng.
- Tiếp thị qua email: Xây dựng một danh sách khách hàng và gửi các email marketing định kỳ về sản phẩm mới, khuyến mãi hay tin tức thời trang sẽ giúp duy trì mối liên hệ với khách hàng.
- Tổ chức sự kiện và khuyến mãi: Tổ chức các sự kiện giới thiệu thời trang, biểu diễn hoặc ra mắt bộ sưu tập mới sẽ tạo sự chú ý và thu hút khách hàng. Đồng thời, các chương trình khuyến mãi, giảm giá cũng là cách hiệu quả để kích thích doanh số bán hàng.
- Hợp tác với người có ảnh hưởng: Hợp tác với các blogger, người nổi tiếng hoặc người ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm là cách tiếp cận hiệu quả với nhiều khách hàng tiềm năng.
- Tận dụng marketing truyền miệng: Khách hàng hài lòng sẽ chia sẻ trải nghiệm tốt với người khác. Vì vậy, hãy đảm bảo dịch vụ khách hàng xuất sắc và khuyến khích họ đánh giá, nhận xét trên mạng xã hội hoặc các trang đánh giá.
- Đầu tư vào thiết kế bắt mắt: Thiết kế đẹp mắt, bắt mắt cho các quảng cáo, tài liệu marketing sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ấn tượng chuyên nghiệp.
- Phân tích và điều chỉnh chiến lược: Theo dõi và phân tích hiệu quả của các chiến dịch marketing để điều chỉnh và cải thiện chiến lược cho phù hợp. Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng và xu hướng.
Làm thế nào để bán hàng quần áo hiệu quả?
Các chiến lược giúp bán quần áo hiệu quả bao gồm: Đào tạo nhân viên bán hàng bài bản, chăm sóc khách hàng chu đáo, tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến, cung cấp hình thức thanh toán linh hoạt…
Bằng việc kết hợp các chiến lược trên khoa học, phù hợp sẽ giúp bạn tối đa hóa doanh thu và đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh đầy cạnh tranh này.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp: Đầu tư vào đào tạo và nâng cao kỹ năng bán hàng, giao tiếp và chăm sóc khách hàng cho đội ngũ nhân viên bán hàng. Nhân viên giỏi sẽ tạo được trải nghiệm tốt cho khách hàng và thúc đẩy doanh số.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Đảm bảo cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời gồm tư vấn đầy đủ, hỗ trợ thử đồ, đổi trả hàng dễ dàng. Điều này sẽ tạo niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng, dẫn đến việc khách hàng quay trở lại mua hàng và giới thiệu cho người khác.
- Tận dụng bán hàng trực tuyến: Xây dựng website bán hàng và cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử lớn như Shopee, Tik Tok Shop… Đảm bảo giao diện bắt mắt, thông tin sản phẩm đầy đủ và quy trình thanh toán thuận tiện để tối đa hóa doanh số bán hàng trực tuyến.
- Cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán linh hoạt: Chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau như tiền mặt, thẻ tín dụng, ví điện tử…
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn: Triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc tặng quà để thu hút khách hàng mới và khách hàng cũ quay lại mua sắm.
- Tối ưu trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng: Đầu tư vào thiết kế cửa hàng bắt mắt, sắp xếp hợp lý, âm nhạc và ánh sáng tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi mua sắm.
- Kết hợp bán hàng với tư vấn phong cách: Đào tạo nhân viên bán hàng có kiến thức về phong cách thời trang để tư vấn và gợi ý cho khách hàng cách phối đồ phù hợp với dáng người và phong cách riêng.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Ghi nhớ thông tin khách hàng thân thiết, gửi lời chúc mừng sinh nhật hoặc tặng quà nhỏ để tăng cường mối liên hệ và sự trung thành của khách hàng.
- Tận dụng các công cụ quản lý bán hàng: Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, quản lý kho hàng và khách hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Theo dõi và phân tích dữ liệu bán hàng: Phân tích dữ liệu bán hàng để hiểu rõ hơn về xu hướng, sản phẩm bán chạy và đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Quản Lý Shop Quần Áo
Để quản lý shop quần áo hiệu quả, bạn cần quan tâm đến nhiều khía cạnh như: Hàng hóa, giá cả, nhân viên tài chính, khách hàng. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo và có kỹ năng tốt.
Quản lý hàng hóa
Quản lý hàng hóa gồm nhập hàng, kiểm kho và bảo quản hàng hóa.
- Nhập hàng: Lựa chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng. Lập kế hoạch nhập hàng phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng bán hàng của shop.
- Kiểm kho: Thường xuyên kiểm kho để đảm bảo số lượng hàng hóa chính xác. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp thiếu hụt hoặc tồn kho.
- Bảo quản hàng hóa: Bảo quản hàng hóa đúng cách để tránh hư hỏng, ẩm mốc.
Quản lý giá cả
Quản lý giá cả gồm xác định giá bán, chiến lược giá linh hoạt, chương trình khuyến mãi.
- Xác định giá bán sản phẩm phù hợp với giá vốn, giá thị trường và lợi nhuận mong muốn.
- Có chiến lược giá bán linh hoạt để thu hút khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Áp dụng các chương trình khuyến mãi hợp lý để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên gồm: Tuyển dụng, đào tạo và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Tuyển dụng nhân viên có năng lực, nhiệt tình và trung thực.
- Đào tạo nhân viên về kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng và các kỹ năng cần thiết khác.
- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo động lực cho nhân viên.
Quản lý tài chính
Quản lý tài chính gồm: Ghi chép thu chi, theo dõi dòng tiền, phân tích tình hình tài chính.
- Ghi chép sổ sách thu chi đầy đủ, chính xác.
- Theo dõi dòng tiền ra vào của shop.
- Phân tích tình hình tài chính để có kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Quản lý khách hàng
Quản lý khách hàng gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu khách, triển khai chăm sóc và tương tác với khách hàng.
- Thu thập thông tin khách hàng và xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng.
- Áp dụng các chương trình chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
- Tương tác với khách hàng trên các kênh mạng xã hội.
Để quản lý shop hiệu quả hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm hỗ trợ như quản lý hàng hóa, bán hàng, nhân viên, tài chính…
Những Câu Hỏi Liên Quan Tới Kinh Nghiệm Mở Shop Quần Áo Cho Người Mới Bắt Đầu
Mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, nếu mở shop quần áo kinh doanh nhỏ lẻ, số vốn ban đầu không lớn và số lao động thuê không quá 10 người thì phải đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh. Trường hợp mở shop lớn, sử dụng hơn 10 người lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Làm thế nào để quản lý hiệu quả quần áo tồn kho của cửa hàng?
Để quản lý hiệu quả quần áo tồn kho, cần áp dụng hệ thống tồn kho liên tục, thiết lập điểm đặt lại hàng, sử dụng chiến lược bổ sung, theo dõi xu hướng doanh thu và thực hiện kiểm kê hàng tồn kho định kỳ.
- Áp dụng Hệ thống tồn kho liên tục: Theo dõi liên tục mức tồn kho các mặt hàng được bán và hàng mới đến.
- Thiết lập điểm đặt lại hàng: Thiết lập mức tồn kho tối thiểu cho từng loại quần áo để kích hoạt việc đặt hàng lại trước khi hết hàng.
- Sử dụng chiến lược bổ sung: Sử dụng các phương pháp như Số lượng Đặt hàng Kinh tế (EOQ) để xác định số lượng đặt hàng tối ưu.
- Theo dõi xu hướng doanh thu: Phân tích dữ liệu bán hàng cũ để dự báo nhu cầu trong tương lai và điều chỉnh hàng tồn kho cho phù hợp.
- Thực hiện kiểm kê hàng tồn kho định kỳ: Đếm vật lý hàng tồn kho định kỳ để xác minh độ chính xác và xác định sai sót.
Làm thế nào để kinh doanh quần áo online hiệu quả?
Để kinh doanh quần áo online thành công, bạn cần: Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, lựa chọn nguồn hàng chất lượng, đặt tên shop online ý nghĩa, xây dựng kho chứa hàng – chụp hình – livestream phù hợp và chọn các trang web chất lượng, fanpage, zalo, instagram… để bắt đầu.
Có những vấn đề nào thường phát sinh khi kinh doanh quần áo?
Những vấn đề thường phát sinh khi kinh doanh quần áo gồm hàng tồn kho, giá thiếu cạnh tranh, ép khách và ưu đãi giả.
- Hàng tồn kho chiếm diện tích kho, vốn động, chi phí lưu kho cao, giảm lợi nhuận. Quần áo lâu ngày còn lỗi mốt, dễ bị hư hỏng.
- Giá thiếu cạnh tranh khiến cửa hàng quần áo khó tiếp cận khách hàng mới, doanh số thấp, khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh.
- Ép khách khiến khách hàng không hài lòng, mất khách quen, ảnh hưởng uy tín thương hiệu.
- Ưu đãi giả là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt, gây mất uy tín, khách hàng mất niềm tin.
Không có địa chỉ nhận hàng ở Trung Quốc thì có nên nhập hàng quần áo trên sàn TMĐT Trung?
Dù không có địa chỉ nhận hàng ở Trung Quốc, bạn vẫn có thể nhập nguồn hàng quần áo trên các website đặt hàng Trung Quốc uy tín như 1688, AliExpress, Alibaba, Taobao, Tmall… bằng cách thuê các đơn vị hỗ trợ order và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về việt Nam.
Ưu tiên chọn những đơn vị uy tín, dày dặn kinh nghiệm, có những cam kết rõ ràng về dịch vụ và mức giá hợp lý.
Nên chọn đơn vị nào order và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam?
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực logistic, Tia Chớp tự hào trở thành đơn vị order và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam uy tín, giá tốt. Chúng tôi hỗ trợ đặt hàng và thanh toán trên các sàn TMĐT Trung (Taobao, Tmall, 1688…) với nhiều dòng sản phẩm như thời trang, đồ gia dụng, đồ cho thú cưng… Đồng thời, nhận hàng và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, ship tận nơi tới tay khách.
Ưu điểm khi chọn Tia Chớp:
- Giá thành hợp lý, minh bạch, cạnh tranh.
- Khả năng tư vấn, tìm kiếm nguồn hàng và giải quyết các thủ tục hải quan tốt.
- Hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin về sản phẩm tiềm năng, hot trend, các đợt siêu sale lớn…
- Đóng gói hàng hóa và mua bảo hiểm theo yêu cầu.
- Hỗ trợ đổi trả hàng nếu sai mẫu, kém chất lượng, thiếu sản phẩm…
- Nhân viên nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ khách trong khả năng.
- Vận chuyển hàng nhanh chóng và ổn định.
Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết!