Cách Vận Chuyển Hàng Trung Quốc -> Việt Nam

Ngày cập nhật mới nhất: 02/08/2024

Bạn đang có nhu cầu mua hàng từ Trung Quốc về Việt Nam kinh doanh và bạn thắc mắc không biết người ta vận chuyển bằng cách nào. Bài viết này Tcorder.vn sẽ giới thiệu đến bạn một số phương thức vận chuyển của hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng như phân tích ưu nhược điểm của những phương thức này để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn trong sự lựa chọn của mình nhé. 

Cách Vận Chuyển Hàng Trung Quốc -> Việt Nam 8

Phương thức vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam hiện nay

Để vận chuyển hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam có 2 cách:

1. Vận chuyển hàng hóa theo con đường chính ngạch

Mỗi lần bạn mua hàng trên taobao, tmall, 1688… hay bết kỳ trang bán hàng nào của Trung Quốc cũng nhận được thông báo phải có địa chỉ nội địa Trung Quốc để nhận hàng. Đó cách nhận hàng mặc định của các trang bán hàng điện tử nên khi bạn đặt hàng các trang này sẽ yêu cầu bạn cho địa chỉ nhận hàng tại Trung Quốc.

Cách Vận Chuyển Hàng Trung Quốc -> Việt Nam 9

Vận chuyển theo con đường chính ngạch

Tuy nhiên nếu các bạn trao đổi và yêu cầu gửi đến các đơn vị vận chuyển hàng chính ngạch như DHL, Fedex thì họ vẫn vui vẻ thực hiện. Và với cách này bạn sẽ tốn mức phí rất rất cao và phải làm một loạt các thủ tục xuất nhập khẩu và kê khai thuế… Chính vì thế nên những người buôn nhỏ lẻ không chọn cách vận chuyển này để mang hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Xem quy trình nhập khẩu hàng chính ngạch từ Trung Quốc chi tiết.

2. Vận chuyển hàng hóa theo con đường tiểu ngạch

Với cách vận chuyển này thường qua một đơn vị vận chuyển trung gian. Những đơn vị này có kho bãi ở Trung Quốc và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Khi bạn sử dụng hình thức vận chuyển này bên trung gian sẽ cung cấp cho bạn địa chỉ kho hàng của họ tại Trung Quốc và mã khách hàng để nhận hàng khi về tới Việt Nam.

Cách Vận Chuyển Hàng Trung Quốc -> Việt Nam 10

Vận chuyển theo con đường tiểu ngạch

Sau khi có địa chỉ kho hàng nội địa ở Trung Quốc bạn sẽ sử dụng nó để đặt và nhận đơn hàng của mình. Khi hàng về đến Việt Nam bên trung gian sẽ thông báo cho bạn theo mã hàng của bạn. Nếu muốn họ có thể ship đến tận nơi khi bạn thanh toán phí ship đầy đủ.

Các shop Trung Quốc sau khi giao hàng cho bên trung gian và có ký nhận theo địa chỉ mà bạn cho họ trên đơn hàng thì họ đã hết trách nhiệm với lô hàng của bạn. Các đơn vị trung gian sau khi gom đủ lượng hàng họ có thể vận chuyển và theo đường tiểu ngạch họ mang hàng về đến Hà Nội.

Khi sử dụng cách vận chuyển theo đường tiểu ngạch này bạn có thể gặp tình trạng gọi là “Tắc biên”: được hiểu là vào dịp lễ Tết lưu lượng hàng hóa cần vận chuyển tăng cao nhưng các lực lượng chức năng của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường kiểm soát vùng biên, hạn chế hàng hóa đi qua biên giới thì hàng không về được Hà Nội.

Kho của các đơn vị trung gian thường nằm ở một số thành phố như: Quảng Châu, Bằng Tường, Hà Khẩu và Đông Hưng

Sở dĩ kho của các đơn vị trung gian hay nằm ở các thành phố này là vì:

Cách Vận Chuyển Hàng Trung Quốc -> Việt Nam 11

Sơ đồ các kho hàng tại Trung Quốc

Kho ở thành phố Quảng Châu

Theo như quan sát trên bản đồ Quảng Châu là nơi xa biên giới Việt Trung nhất. Nhưng chọn địa chỉ kho trung gian ở thành phố Quảng Châu lại tiết kiệm thời gian và chi phí nhất vì đa số các shop lớn đều nằm gần Quảng Châu. Là một thành phố lớn nên các dịch vụ chuyển phát nhanh bằng đường hàng không rất thuận lợi.

Nếu các bạn sử dụng dịch vụ của công ty chuyển phát nhanh Shunfeng thì chỉ với 12 – 24 giờ hàng hóa đã được nhập về kho Quảng Châu. Chặng đường từ Quảng Châu về Hà Nội mất 2 – 3 ngày vì vậy bạn sẽ không phải chờ lâu khi đặt hàng. Tuy nhiên nhược điểm là phí vận chuyển hòa hóa từ Quảng Châu về Hà Nội khá cao 30 – 40.000/kg.

Nhưng xét về mặt tổng thể thì thời gian vận chuyển nhanh tráng được hỏng hóc, thất lạc và phí vận chuyển nội địa thấp. Do đó gửi hàng qua kho Quảng Châu vẫn là biện pháp ưu việc được nhiều bạn order lựa chọn.

+ Note: Website Đặt Hàng Bán Buôn Của Trung Quốc Hiệu Quả

Kho ở thành phố Bằng Tường

Đối với cách vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam theo đường tiểu ngạch thì đây là con đường tơ lụa. Bằng Tường nằm ở tỉnh Quảng Tây rất nhiều shop và xưởng sản xuất nên hàng hóa từ Shop về kho trung gian chỉ 2 – 3 ngày. Từ Bằng Tường về Hà Nội lại mất 1 – 2 ngày nữa như vậy cũng khá nhanh để bạn nhận được hàng từ khi order.

Tuy nhiên nhược điểm của kho Bằng Tường là phí vận chuyển nội địa cao hơn kho Quảng Châu. Khi hàng vận chuyển về Hà Nội phải vác qua đồi nên rất dễ vỡ và hàng lưu kho Bằng Tường hay bị lực lượng chức năng thanh kiểm tra do đó dễ bị tắc biên. Có lúc việc tắc biên kéo dài cả tháng dẫn đến thất lạc hàng hóa.

Kho ở thành phố Hà Khẩu

Hai năm gần đây kho Hà Khẩu được rất nhiều người đi vì giá vận chuyển về kho này rẻ hơn 2 kho trước. Hàng hóa từ Hà Khẩu về Việt Nam được thồ bằng xe đạp nên ít bị hỏng hóc và tình trạng tắc biên cũng ít xảy ra vì vậy bạn có thể cân nhắc đi qua các kho ở Hà Khẩu.

Tuy nhiên nhược điểm của khu trung gian này là xa trung tâm hay cũng chính là xa các shop và xưởng sản xuất nên phí vận chuyển nội địa cao, thời gian vận chuyển khá lâu.

Một nhược điểm lớn là nó xa khu trung tâm nên kén công ty chuyển phát nhanh. Bạn có thể dùng dịch vụ Wuliu nhưng không giao đến tận kho trung gian mà giao ở bưu cục gần nhất, bạn phải mất thêm phí từ bưu cục mang về kho trung gian.

Kho ở thành phố Đông Hưng

Kho Đông Hưng xa Hà Nội vì vậy chỉ những ai ở Hải Phòng, Đông Hưng mới đi kho này. Ưu điểm của kho này là phí vận chuyển về Việt Nam khá rẻ nhờ quảng đường gần và cũng nhờ vậy nên hàng hóa ít bị hỏng hóc. Nhưng nhược điểm là phí vận chuyển nội địa cao vì xa khu trung tâm. Hàng về thứ 7 và chủ nhật thì sẽ không qua được vì lực lượng chức năng cửa khẩu Đông Hưng nghỉ làm thứ 7 và chủ nhật.

Trong bài viết này Tcorder.vn đã giới thiệu đến bạn một số cách để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Mong rằng nó sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn được cho mình cách hợp lý nhất để nhập hàng về kinh doanh.

Các mặt hàng được order nhiều:

Thời trang: Quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện độc lạ.

Điện thoại di động và phụ kiện: Smartphone, tai nghe, bao da, ốp lưng, pin dự phòng.

Thiết bị điện tử: Máy tính bảng, laptop, máy ảnh, máy quay phim, TV, máy chiếu.

Văn phòng phẩm: Sách vở, bút, giấy, bút chì, bút màu.

Thực phẩm và đồ uống: Trà, cà phê, bánh kẹo, ngũ cốc, đồ ăn vặt.

Đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em: đồ dùng cho bé, xe đẩy, đồ chơi xếp hình/lắp ráp, điều khiển từ xa.

Đồ dùng cho thú cưng: vật dụng, quần áo – đồ chơi cho chó mèo.

Đồ thể thao: Quần áo, giày thể thao, vợt cầu lông, bóng bàn, ván/giày trượt, đồ tập yoga, cần câu cá.

Đồ trang trí nhà cửa: Đồ nội thất, rèm cửa, đồ trang trí phòng khách, phòng ngủ.

Thiết bị điện tử gia đình: Máy lọc không khí, quạt điều hòa, máy hút bụi, máy hút ẩm, máy sấy tóc.

Đồ dùng làm vườn: Hạt giống, dụng cụ làm vườn, chậu cây, trang trí khuôn viên.

Sản phẩm handmade: Đồ handmade, quà lưu niệm, đồ trang trí / nguyên vật liệu làm handmade.

Thiết bị an ninh: Camera giám sát, báo động smarthome, khóa cửa thông minh.

Video đồ order xịn đẹp rẻ