Quy Trình Nhập Khẩu Chính Ngạch Trung Quốc Về Việt Nam

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự mở rộng quy mô của giao thương hàng hóa Việt – Trung. Đứng trước sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của hình thức nhập khẩu tiểu ngạch thì con đường chính ngạch được nhiều người lựa chọn.

Vậy nhập khẩu chính ngạch là gì? Quy trình nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc về Việt Nam như thế nào? Cùng Tcorder Tia Chớp khám phá qua bài viết dưới đây!

Nhập Khẩu Chính Ngạch Là Gì?

Chính ngạch là hình thức giao thương quốc tế – giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia khác nhau, xác nhận thông qua hợp đồng ngoại thương và dựa theo hiệp định các quốc gia ký kết hoặc thông lệ chung của khu vực/quốc tế và luật ở nước sở tại.

Nhập khẩu chính ngạch là phương thức giao thương quốc tế với mục đích mua hàng hóa từ nước ngoài đưa vào trong nước – thường ứng dụng với hàng hóa khối lượng lớn. Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch được kiểm soát chặt về loại hàng, chất lượng, số lượng bởi các cơ quan chức năng đúng theo luật pháp mỗi nước.

quy trình nhập khẩu chính ngạch trung quốc về việt nam
Nhập khẩu chính ngạch là gì?

>>> Bài viết liên quan: Phương thức vận chuyển hàng Trung Quốc sang Việt Nam hiện nay.

Thông Tin Quan Trọng Cần Có Khi Nhập Khẩu Chính Ngạch

Nhập khẩu chính ngạch có quy định rõ ràng về thông tin và các giấy tờ cần thiết. Dưới đây là 4 điểm quan trọng bạn cần biết khi muốn nhập khẩu theo hình thức này:

1. Thông tin cơ bản về hàng hóa

Về thông tin hàng hóa, bạn cần chuẩn bị: tên hàng hóa, phương thức đóng gói, số kiện hàng, khối lượng… Thông tin hàng hóa cần ghi chi tiết ở hợp đồng.

2. Điều kiện giao hàng

Điều kiện giao hàng là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của bên cung cấp và bên mua hàng đối với sản phẩm giao dịch.

Điều kiện giao hàng được biên soạn dựa theo trên Bộ Quy tắc thương mại quốc tế (Incotems).

3. Thủ tục hải quan

Bên nhập khẩu cần hoàn tất các thủ tục cần nộp cho cơ quan hải quan dựa vào thời điểm nhập khẩu, mặt hàng cần nhập khẩu, quy định pháp luật…

Bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

STT Thủ tục giấy tờ Người thực hiện
01 Khai báo tờ khai hải quan SMP GROUP
02 Phiếu đóng gói (Packing List) Nhà cung cấp
03 Hoá đơn vận chuyển SMP GROUP/Nhà cung cấp
04 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Nhà cung cấp
05 Hóa đơn thương mại (Invoice) Nhà cung cấp
06 Hợp đồng mua bán quốc tế SMP GROUP/Khách hàng và Nhà cung cấp cùng thực hiện
07 Giấy phép nhập khẩu SMP GROUP / Khách hàng
08 Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước SMP GROUP / Khách hàng

Bên cạnh đó, bạn còn phải cung cấp một số giấy tờ khác như: kiểm dịch, hun trùng, đơn bảo hiểm, CA, CQ…

4. Thuế và các ưu đãi liên quan

Dựa theo biểu mẫu thuế nhập khẩu chính thức do bộ Tài chính thông qua, người nhập khẩu có thể nắm rõ các loại thuế nhập khẩu và thuế liên quan khác.

Riêng với hàng Trung Quốc, vì đã ký Hiệp định khung Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN và Trung Quốc nên sẽ miễn thuế hầu như toàn bộ mặt hàng nhập khẩu.

thủ tục nhập khẩu chính ngạch trung về việt
Dịch vụ vận chuyển chính ngạch hàng Trung Quốc về Việt Nam

>>> Bài viết xem nhiều: Cách Lấy Chiết Khấu Taobao Đơn Giản, Nhanh Chóng

Các Bước Nhập Khẩu Chính Ngạch Trung Quốc Về Việt Nam

Quy trình nhập khẩu ở từng doanh nghiệp sẽ không giống nhau nhưng cơ bản gồm các bước sau:

Bước 1: Nhận thông báo hàng cập bến – kiểm tra chứng từ

Hàng đến – đơn vị logistic tiến hành thông báo thời gian cập bến cho khách. Bên nhập hàng hóa vào Việt Nam cần điền thông tin tờ khai hải quan điện tử trước khi hàng nhập cảng.

Bên cạnh đó, người nhập khẩu kiểm tra và nộp đầy đủ hồ sơ chứng từ cho hải quan nếu có yêu cầu.

Bước 2: Điền thông tin tờ khai nhập khẩu điện tử

Nếu thuộc diện khai hải quan lần đầu, doanh nghiệp cần mua token, đăng ký tài khoản. Còn nếu đã có tài khoản, tiến hành khai báo tại phần mềm hải quan theo các thông tin ghi trong hợp đồng thương mại.

Sau đó, đợi thông quan và theo dõi tình hình tờ khai theo các luồng:

  • Luồng đỏ: mã kiểm tra là 3, bên nhập khẩu cung cấp đủ hồ sơ chứng từ, hàng hóa bên trong cần tháo dỡ và kiểm tra.
  • Luồng vàng: mã kiểm tra là 2, bên nhập khẩu chỉ cần cung cấp hồ sơ chứng từ cho hải quan.
  • Luồng xanh: mã kiểm tra là 1, hàng hóa cấp phép thông quan.

Bước 3: Tiến hành nộp thuế và chuẩn bị lệnh giao hàng

Nộp thuế và nhận lệnh giao hàng để có thể lấy hàng ở kho/cảng với:

  • Thông báo hàng đến.
  • Vận đơn.
  • Giấy giới thiệu công ty nhận hàng.

Nếu nhập hàng hóa có container cần cung cấp thêm: giấy hạ container rỗng, giấy mượn container, hạn lệnh giao hàng và hóa đơn.

Bước 4: Thanh lý và lấy hàng

Khi tờ khai điện tử được chấp thuận, bên nhập khẩu truy cập website của cục hải quan > vào mục danh sách mã vạch nhập > in phiếu giao nhận container + mã vạch tờ khai để thanh lý với hải quan giám sát và cảng cho phép giao container cho khách.

Thanh lý xong, bàn giao giấy hạ rỗng, phiếu gia nhận rồi vận chuyển hàng về kho.

Chú ý: Phí mượn container được hoàn lại sau khi trả container cho hãng tàu. Trường hợp container bị hư hỏng thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Bước 5: Hoàn tất hồ sơ

Tất cả hồ sơ thông quan cần được giữ lại để xác thực hàng hóa đầy đủ pháp lý.

Bài viết tổng hợp quy trình nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc về Việt Nam chi tiết nhất, hy vọng hữu ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ order và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, liên hệ ngay với chúng tôi nhé! (Tham khảo bảng giá order sỉ lẻ hàng Quảng Châu về Việt Nam theo kg được cập nhật mới nhất).

Các mặt hàng được order nhiều:

Thời trang: Quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện độc lạ.

Điện thoại di động và phụ kiện: Smartphone, tai nghe, bao da, ốp lưng, pin dự phòng.

Thiết bị điện tử: Máy tính bảng, laptop, máy ảnh, máy quay phim, TV, máy chiếu.

Văn phòng phẩm: Sách vở, bút, giấy, bút chì, bút màu.

Thực phẩm và đồ uống: Trà, cà phê, bánh kẹo, ngũ cốc, đồ ăn vặt.

Đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em: đồ dùng cho bé, xe đẩy, đồ chơi xếp hình/lắp ráp, điều khiển từ xa.

Đồ dùng cho thú cưng: vật dụng, quần áo – đồ chơi cho chó mèo.

Đồ thể thao: Quần áo, giày thể thao, vợt cầu lông, bóng bàn, ván/giày trượt, đồ tập yoga, cần câu cá.

Đồ trang trí nhà cửa: Đồ nội thất, rèm cửa, đồ trang trí phòng khách, phòng ngủ.

Thiết bị điện tử gia đình: Máy lọc không khí, quạt điều hòa, máy hút bụi, máy hút ẩm, máy sấy tóc.

Đồ dùng làm vườn: Hạt giống, dụng cụ làm vườn, chậu cây, trang trí khuôn viên.

Sản phẩm handmade: Đồ handmade, quà lưu niệm, đồ trang trí / nguyên vật liệu làm handmade.

Thiết bị an ninh: Camera giám sát, báo động smarthome, khóa cửa thông minh.